Răng bị mẻ dẫn đến răng bị đau nhức, ê buốt, nhất là khi ăn uống. Mẻ răng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân răng bị mẻ do đâu? niềng răng lệch hàm giá bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Nguyên nhân răng bị mẻ |
Nguyên nhân răng bị mẻ
Răng bị mẻ do nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp là va chạm, té ngã, dùng răng cắn các vật cứng và các thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ,…Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố về bệnh lý khiến răng bị suy yếu và dễ vỡ mẻ hơn bình thường như:
- Sâu răng: Vi khuẩn gây sâu răng làm cho răng yếu đi, cấu trúc răng bị tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Lâu ngày, lỗ sâu xuất hiện, răng bị mẻ cũng nhiều hơn.
- Nghiến răng: Hiện tượng hai hàm răng nghiến siết vào nhau, mạnh và thường xuyên cũng gây ra mài mòn men răng.
- Ăn uống không đúng cách: Các thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh, nước có gas, hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, chocolate có thể đẩy nhanh quá trình tích tụ mảng bám trên răng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, gây vỡ mẻ răng.
- Chứng trào ngược dạ dày: Các bệnh lý này có thể làm cho axit dạ dày trào ngược lên miệng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng.
Tác hại khi răng bị mẻ
Răng bình thường có cấu tạo gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao phủ và bảo vệ cho các mô răng nhạy cảm bên trong. Tình trạng mẻ, vỡ răng ít nhiều đều ảnh hưởng đến cấu trúc bảo vệ của răng. Điều này có thể làm cho ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài, khiến bệnh nhân cảm thấy ê buốt khi ăn uống hoặc tiếp xúc với không khí lạnh.
Cùng với đó, vi khuẩn và tác nhân gây hại sẽ dễ dàng tấn công vào cấu trúc bên trong của răng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…Nếu không điều trị răng bị mẻ sớm người bệnh còn chịu cảm giác răng cộm cấn, ê buốt khó chịu trong thời gian dài. Ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nghiêm trọng.
3 cách điều trị răng bị mẻ
Quá trình điều trị răng bị mẻ thường có 2 bước là loại bỏ mô răng bị ảnh hưởng và phục hình răng. Cách điều trị thường được chỉ định đó là trám răng, bọc sứ và nhổ răng:
- Trám răng: Là quá trình bác sĩ loại bỏ các mô răng bị tổn thương. Sau đó, lấp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu chuyên dụng.Thời gian thực hiện trám răng nhanh chóng, có chi phí thấp, thẩm mỹ cao nhưng độ bền của miếng trám thường không cao. Do đó, các răng bị mẻ hơn ½ thân răng thường không áp dụng phương pháp này.
- Bọc răng sứ: Là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay, bác sĩ sẽ mài chỉnh răng thật để làm trụ răng sau đó gắn mão sứ lên trên. Răng sứ có màu sắc, kích thước giống với răng thật, khôi phục ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ vượt trội.
- Nhổ răng: Khi răng bị mẻ quá lớn, không thể phục hình bằng trám răng hay bọc sứ thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để trồng lại răng giả mới. Việc nhổ bỏ hay giữ lại răng sẽ được bác sĩ tính toán hợp lý trên quan điểm bảo tồn răng thật trước tiên.
Điều trị răng bị mẻ đúng cách có thể ngăn chặn được những tác hại nguy hiểm đồng thời khôi phục lại thẩm mỹ cho hàm răng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp nha khoa uy tín để được khám và tư vấn cụ thể.
Bài viết được trích nguồn tại: https://tuvanniengrangnhakhoa.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT