Sâu răng, chấn thương mẻ răng là một trong những nguyên nhân khiến răng không đảm bảo được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, đồng thời còn làm nhiều người rơi vào tình trạng đau nhức khó chịu.
Những trường hợp cần trám răng là gì?
Trám răng có thể hiểu một cách đơn giản là dùng vật liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng. Trám răng thường sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sâu răng: dùng vật liệu trám để bịt kín lỗ sâu, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài môi trường như nhiệt độ, hoá chất, bụi bẩn tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
- Chấn thương: các tình huống tai nạn diễn ra khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu trám răng được sử dụng để tái tạo lại hình dạng ban đầu, đồng thời đảm bảo hoàn thiện chức năng nhai của răng.
- Mòn răng: ví dụ trong trường hợp đánh răng quá mạnh hoặc thực hiện các động tác ăn nhai mạnh, liên tục, dùng bàn chải lông cứng, làm cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị mòn, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hay lạnh. Khi đó, người bệnh có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
Trám răng thẩm mỹ chỉ thực hiện được ở những trường hợp răng bị sâu nhẹ, mẻ ít, mòn cổ răng,…Còn các trường hợp răng bị vỡ lớn, ê nhức thì cần được can thiệp bằng phương pháp điều trị tủy, bọc răng sứ nào tốt mới có thể phục hồi lại thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Quy trình trám răng điều trị tại nha khoa
Thực hiện quy trình trám răng đạt chuẩn nhằm đảm bảo an toàn, mang lại quý khách hàng hàm răng hoàn chỉnh, khỏe mạnh, nha khoa tiến hành với các bước sau đây:
Bước 1: Xử lý các bệnh lý
Sau khi được thăm khám, nha sĩ tiến hành sửa soạn răng hỏng cho bệnh nhân. Xác định ổ bệnh cần nạo vét và sử dụng dụng cụ đã được thanh trùng lấy đi chất bẩn.
Lưu ý: Trong quy trình trám răng sâu, nếu nha sĩ bỏ qua công đoạn này mà tiến hành trám ngay thì chắc rằng nơi bạn thực hiện không uy tín. Hiện tượng ê buốt có thể xuất hiện sau khi bạn trám xong rất nguy hiểm.
Bước 2: Trám tạm thời
Trong quy trình trám răng bị sâu, nha sĩ trám miếng trám thời lên răng sâu sau khi đó hẹn bạn tái khám để kiểm tra xem ổ sâu đã được nạo vét hết chưa.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Sau khoảng 1 tuần, nếu vị trí sâu răng không có biểu hiện đau nhức gì tức là khoang sâu đã sạch. Lúc này, nha sĩ bóc miếng trám tạm thời và dùng vật liệu composite lên răng bệnh.
Tiếp đó, nha sĩ chiếu đèn laser để miếng trám đông đặc, kết dính bền chặt với mô răng cũ. Trong trường hợp, răng sâu vẫn đau thì bác sĩ có thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa khác, có thể là nhổ bỏ nếu cần thiết. Thực hiện bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu sau khi đã điều trị tủy răng?
Bước 4: Hoàn thành trám răng
Bước sau cùng của quy trình trám răng sâu, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân sau khi thực hiện hàn trám về cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để miếng trám được bền chặt và hạn chế sâu răng tái phát.
Trám răng bên cạnh giúp hoàn thiện hàm răng, đảm bảo chức năng ăn nhai còn giúp bạn bảo vệ hàm răng tránh khỏi các bệnh lý gây hại. Do đó, nếu không may gặp phải các vấn đề trên, hãy thực hiện trám răng theo chỉ định của bác sĩ.
Bài viết trích nguồn tại: https://landadepdl.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: Ngavvt