Sâu răng hàm trên là trường hợp phổ biến xảy ra ở rất nhiều người. Sâu răng hàm trên thường diễn biến âm thầm, khi bị sâu nặng, gây ê buốt, đau nhức, sâu răng nặng gây viêm tủy, áp xe, sưng đau, không thể ăn nhai làm sức khỏe toàn thân giảm sút. Vậy nguyên nhân gây sâu răng hàm trên là gì? Điều trị như thế nào? bọc răng sứ cercon có đắt không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Sâu răng hàm trên điều trị bằng cách nào?
Sâu răng hàm trên điều trị bằng cách nào?  

Sâu răng hàm trên là gì?

Sâu răng hàm trên là một bệnh lý răng miệng phổ biến hiện nay. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này chính là những lỗ nhỏ hoặc vết sâu đen xuất hiện trên thân răng, mặt nhai hoặc khe giữa hai răng, một số trường hợp sâu răng nặng còn gây cho người bệnh cảm giác đau buốt, nhức nhối đặc biệt là khi ăn uống phải các loại thức ăn có vị cay, nóng hoặc lạnh....

Khác với sâu răng hàm dưới, sâu răng hàm trên rất khó nhận biết, chỉ khi có dấu hiệu đau nhức và đến thăm khám tại nha khoa. Điều trị sâu răng càng sớm sẽ giúp ngăn chặn được biến chứng của bệnh càng hiệu quả vì:

- Sâu răng chính là nguyên nhân phá hủy các mô liên kết. Trong trường hợp sâu răng không được điều trị, các vết sâu lan rộng đến ngà răng, tủy răng từ đó gây viêm nha chu, áp xe răng, nhiễm trùng máu,…

- Gây đau nhức, khó chịu, ăn nhai khó khăn, vệ sinh răng miệng gặp trở ngại.

- Răng sâu sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn trong khoang miệng, đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng, khiến bạn thiếu tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.

- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, hô hấp, tiểu đường, viêm cầu thận,…

Sâu răng hàm trên điều trị bằng cách nào?

Hiện nay, các nha khoa đã áp dụng các biện pháp điều trị sâu răng hàm trên hiệu quả với phương pháp hàn trám, bọc sứ và nhổ răng sâu. Tùy vào tình trạng của răng và mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:

- Hàn trám răng sâu: Là kỹ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám bít chuyên dụng để đắp vào lỗ sâu nhằm phục hình răng cũng như ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập vào, khiến răng sâu nặng hơn. Thông thường, trám răng sâu được thực hiện khi răng mới chớm sâu và vẫn còn khả năng ăn nhai, phục hồi được. 

- Bọc răng sâu: Khi răng bị phá hủy cấu trúc, vỡ mẻ từng mảng lớn, vi khuẩn ăn vào đến tủy răng thì bọc răng sứ sẽ được áp dụng. Sau khi nạo bỏ vết sâu, bác sĩ sẽ mài cùi răng và chụp mão sứ lên trên. Kỹ thuật này sẽ khắc phục được chức năng ăn nhai, răng có tính thẩm mỹ hơn.

- Nhổ răng sâu: Trường hợp răng sâu đã tổn thương toàn bộ, kèm theo đau nhức và không còn khả năng để phục hồi thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng đó. Phương pháp này sẽ giúp giảm đau nhức, bảo toàn các răng còn lại và ngăn chặn vi khuẩn lây lan. Sau khi nhổ răng, có thể trồng lại răng giả để phục hình ăn nhai. 

Sâu răng hàm trên là tình trạng không ai mong muốn xảy ra, vì vậy, khi nhận thấy bất thường từ răng cần đến ngay nha khoa để điều trị.

Bài viết được trích nguồn tại: https://niengrangmaccaikimloaidep.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top