Phương pháp cấy ghép implant được đánh giá là kỹ thuật giúp phục hình lại tình trạng răng bị mất vô cùng hiệu quả. Vậy cấy ghép răng implant có khác gì so với răng thật hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu qua một chút về cấu tạo của răng Implant trong bài viết dưới đây nhé. Ngoài ra, thực hiện niềng răng hô hàm trên bao nhiêu tiền luôn được mọi người quan tâm.

Cấy ghép răng implant nha khoa là gì?
Cấy ghép răng implant là kỹ thuật đưa chân răng giả được chế tạo từ vật liệu Titanium cao cấp đặt vào trong xương hàm nhằm thay thế cho răng đã mất. Sau quá trình này, xương tự động bám vào bề mặt của thân implant, giúp nó dính chặt vào xương hàm. 

Thông thường răng Implant được tạo nên từ 3 thành phần chính là:

- Thân răng implant: đây là một trụ nhỏ bằng Titan và được thiết kế giống như một chân răng thực sự dùng để cấy ghép trực tiếp vào trong xương hàm.

- Khớp nối: hình trụ có 2 đầu giúp kết nối thân mão răng và trụ Implant gắn chặt với nhau.

- Mão răng: là răng được làm bằng sứ và được đặt bên trên Implant thông qua khớp nối.

Cấy ghép răng implant thực hiện thế nào?
Cấy ghép implant

Quy trình thực hiện cấy ghép răng implant
Thực hiện cấy ghép răng implant được tiến hành trong điều kiện vô trùng với các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nha sĩ khám răng miệng cũng như tình hình sức khỏe chung của bệnh nhân. Sau đó tư vấn, giải đáp kỹ lưỡng để bệnh nhân hiểu rõ ràng về giải pháp phục hình răng đã mất bằng cấy ghép Implant.

Bước 2: Trước khi cấy ghép răng implant bệnh nhân được đưa đi chụp CT Scanner 3D hoặc X-quang toàn hàm. Dựa vào đó các bác sĩ đánh giá tình trạng xương ở vị trí ghép implant, xem liệu có đủ lượng xương tích hợp để ghép răng implant hay không. Với trường hợp thể tích xương không cho phép, bệnh nhân phải tiến hành thêm thủ thuật cấy ghép xương trước khi cấy ghép Implant.

Ngoài ra, trong giai đoạn này nha sĩ cũng lập kế hoạch, lựa chọn kích thước và kiểu dáng Implant phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Bước 3: Bác sĩ tạo 1 đường rạch nhỏ tại vị trí răng đã mất để đặt trụ Implant bằng Titanium vào xương hàm. Do trước khi làm việc này bệnh nhân đã được gây tê nên không cảm nhận thấy bất kỳ sự đau đớn nào.

Sau khi cấy trụ Implamt vào trong cần thời gian từ 1 - 6 tháng để trụ tích hợp vào xương hàm. Thời gian tích hợp nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Ngoài ra khi kết thúc phẫu thuật các implant được kiểm tra 1 lần nữa trên phim chụp để tránh các sai sót có thể xảy ra.

Bước 4: Trong thời gian đợi răng sứ thật được gắn lên trụ implant vì vậy để giải quyết khiếm khuyết tạm thời này các bác sĩ tạo cho bệnh nhân chiếc răng sứ giả để nâng cao tính thẩm mỹ.

Bước 5: Khoảng 1 tuần sau khi cấy trụ Implant vào xương hàm, vùng nướu xung quanh implant lành lại. Lúc này bệnh nhân nhận được chỉ định quay lại để cắt chỉ và chụp phim kiểm tra.

Bước 6: Sau khi trụ implant được tích hợp vào trong xương hàm, bệnh nhân được phục hình răng sứ trên trụ titan này. Đầu tiên nha sĩ gắn 1 abutment lên trụ implant. Tiếp đến răng sứ đã được thiết kế phù hợp với khuôn hàm của bệnh nhân được cố định vào vị trí của abutment vừa gắn.

Ngoài ra, sau khi cấy ghép răng implant xong răng sứ các bác sĩ hẹn bệnh nhân tái khám từ 1 - 3 tháng/lần để theo dõi tình trạng phục hồi của răng Implant cho đến khi đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, bác sĩ hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà.
Bài viết trích nguồn tại: catcanhmuihanquoc.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
 
Top