Có không ít người gặp phải các vấn đề liên quan đến răng khôn. Không phải cứ khi trưởng thành bạn sẽ có răng khôn mà ước tính có khoảng 35% dân số sẽ không mọc răng khôn. Lúc này răng khôn sẽ nằm dưới xương hàm bình yên đến hết đời. Có phải bạn đã từng thắc mắc vậy răng khôn có ý nghĩa gì, đến giai đoạn nhổ răng khôn nên ăn gì? Bài tóm tắt dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Răng khôn bắt đầu mọc là lúc nào?
Răng khôn mọc lên cuối cùng thông thường vào khoảng từ 17 đến 25 tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại rất phổ biến. Trong quá trình tiến hóa của loài người trải qua vài triệu năm, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới. Nhưng thực tế là tổng số răng của người trưởng thành có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới và mọc sau cùng.
Trong thực tế, không phải ai cũng mọc đủ 4 răng khôn trên cả 2 hàm trên dưới, vẫn có người thiếu răng khôn ở vị trí nào đó hoặc là đặc biệt hơn là không có răng khôn. Sở dĩ có sự khác nhau về số lượng răng khôn là bởi chính cơ địa hệ xương răng của từng người. Sự bất thường trong mọc răng gây thiếu răng là bình thường, xảy ra ở nhiều người và có thể gặp ở bất cứ ai.
Tại sao nên nhổ răng khôn?
Theo kết quả điều tra và thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ thì ước tính có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời của bạn về sau. Quy trình niềng răng hô có cần phải nhổ răng không
Lý do răng khôn cần phải nhổ đi vì răng khôn thường mọc vào vị trí không thuận lợi, hoặc do xương hàm đã chật. Hơn thế nữa răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi…cũng như hàng tá những rắc rối khác đối với sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân chính mà người ta thường có câu “răng khôn mọc dại”.
Trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ … gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi răng khôn mọc ngầm, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây nên các tai biến như viêm lợi trùm. Trong quá trình ăn uống, vụn thức ăn sẽ giắt vào túi lợi, từ đó gây bệnh viêm túi lợi có mủ. Những người bị đau nhức xương hàm khi răng khôn mọc sẽ có cảm giác vướng, khó nhai, nhiều trường hợp bị sốt, sưng viêm.