Răng móm là một tình trạng lệch lạc khá phổ biến. Biểu hiện của răng móm rất dễ nhận biết, bằng mắt thường chúng ta có thể thấy răng hàm trên mọc lùi vào trong còn răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài. Hoặc khi khép miệng lại, nếu khuôn răng chuẩn hàm trên sẽ nằm ngoài hàm dưới, còn trường hợp bị răng bị móm thì hàm dưới sẽ nằm ngoài hàm trên. Vậy, niềng răng móm được thực hiện ra sao? Có hiệu quả không?
Niềng răng móm thực hiện ra sao?
Với sự phát triển của ngành y học ngày nay, có rất nhiều biện pháp nha khoa hiện đại giảm thiểu được nhiều chi phí cũng như biến chứng do phẫu thuật chỉnh hình, tiêu biểu nhất đó là biện pháp niềng răng móm.
Phương pháp này có tác dụng rất tốt cho răng móm nhẹ. Nhưng nếu bạn chọn phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc bạn cần phải có sự hợp tác chặt chẽ và tuân thủ yêu cầu tuyệt đối của bác sĩ nha khoa.
Niềng răng móm nhẹ được coi là biện pháp can thiệp sớm nhất, vì vậy nó được xem là phương pháp phù hợp với những người ở tuổi vị thành niên, trẻ tuổi. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu đối với những ai đã có sự phát triển toàn diện về xương, vì tuổi cao thì khó có thể phát huy hết được tác dụng.
Chính vì vậy, khi bạn lựa chọn niềng răng móm nhẹ lựa chọn phương pháp niềng răng cố định có mắc cài được thiết kế riêng, đặc biệt, có neo chặn xương.
Vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống khi niềng răng móm
Niềng răng móm là quá trình điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và khách hàng. Theo đó, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc chăm sóc răng miệng của bác sĩ:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài bàn chải răng, bạn nên sử dụng nước súc miệng, bàn chải kẽ, chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn còn sót lại.
Chế độ ăn uống: Trong quá trình niềng răng bạn cần chú ý đến thực đơn ăn uống để tạo hiệu quả chỉnh nha cao nhất và chăm sóc hàm răng luôn chắc khỏe.
Những thực phẩm nên dùng: Những thực phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ; Các loại bánh mềm như bánh su, bông lan hay bánh trứng; Các thức ăn mềm như soup, bún, cháo, phở; Thức ăn được nấu chín kỹ như: các món hầm, luộc, hấp.
Những thực phẩm nên tránh: Đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt; Các thức ăn cứng hoặc dai mà chưa được nấu kỹ như cà rốt, thịt, bắp, đậu; Các loại trái cây như ổi, táo lê… Muốn ăn bạn nên cắt nhỏ để không làm ảnh hưởng đến niềng răng.
Loại bỏ thói quen xấu: Những thói quen xấu ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha khách hàng nên biết để phòng tránh như không mút tay hay đẩy lưỡi; Không dùng tay để cạy gỡ các khí cụ niềng răng; Không cắn móng tay hay cắn các vật cứng; Không nhai kẹo cao su hay các thức ăn như mạch nha, kẹo kéo vì dễ bị dính vào mắc cài.
Bài viết trích nguồn tại: https://halien11111.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt